Ngành công nghiệp gỗ là một phần quan trọng của nền kinh tế và đóng góp lớn vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Công nghệ liên tục phát triển để tạo ra các sản phẩm gỗ với hiệu suất và tính chất vượt trội. Một trong những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực này là quy trình sản xuất gỗ tần bì biến tính. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về gỗ tần bì biến tính là gì và quy trình sản xuất gỗ tần bì biến tính nhé.
Gỗ tần bì biến tính là gì?
Mục tiêu của quá trình biến tính là giúp làm tăng khả năng chống mục nát của gỗ tần bì, gỗ tần bì biến tính là quá trình xử lý gỗ tần bì thông qua việc áp dụng các phương pháp vật lý, hóa học hoặc công nghệ để cải thiện các tính chất của nó. Nâng cao độ bền và khả năng chịu lực tốt hơn, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên tự nhiên.
Quy trình sản xuất gỗ tần bì biến tính nhiệt tại Javideco – Dona
Mục tiêu và lý do biến tính gỗ tần bì chúng ta đã tìm hiểu bên trên, vậy quy trình sản xuất gỗ tần bì biến tính là gì, quá trình diễn ra thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra gỗ đã đạt yêu cầu về chất lượng
- Độ ẩm gỗ: Không quá 10% để đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm biến tính từ gỗ tần bì.
- Quy cách gỗ tần bì: Cùng độ dày (25~65mm), dài không quá 6m (tùy vào kích thước lò sấy mà chiều dài gỗ có thể thay đổi).
Bước 2: Đưa gỗ tần bì vào lò
- Xếp gỗ lên giàn đẩy: Đảm bảo không chồng chất quá nhiều gỗ vì điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình biến tính.
- Khoảng cách giữa các thanh ngang: Cách nhau 50mm và giữa các lớp cách nhau 20mm, sao cho các thanh gỗ độc lập không chạm vào nhau. Mục đích khi gỗ giải phóng nước không bị tình trạng giải phóng không đều.
- Dùng vật nặng đè lên lớp gỗ trên cùng, sau đó cố định gỗ bằng dây xích và đưa gỗ vào buồng sấy. Sau đó đóng cửa buồng sấy cẩn thận, tránh trình trạng cửa hở dẫn đến sụt áp buồng sấy.
Bước 3: Nạp nước vào bồn
Đối với gỗ tần bì cần nạp nước với định mức khoảng 30L/m3 gỗ. Sau khi đủ nước thì tiến hành xử lý biến tính gỗ.
Bước 4: Các giai đoạn biến tính gỗ tần bì
- Giai đoạn sấy khô:
Nhiệt độ buồng sấy được điều chỉnh tăng dần đến khoảng 180°C trong vòng 22 tiếng, nhiệt được sử dụng để loại bỏ độ ẩm khỏi gỗ và hơi nước thoát ra làm tránh nứt và cháy gỗ, tại thời điểm này độ ẩm của gỗ là 0%.
- Giai đoạn xử lý nhiệt:
Điều chỉnh nhiệt để xử lý màu gỗ như mong muốn, nhiệt độ càng cao thì gỗ màu càng đậm, duy trì nhiệt độ đó 2 – 3 tiếng, nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi về tính chất hóa học và vật lý của gỗ, loại bỏ nhựa gỗ và các côn trùng có hại. Ở giai đoạn này độ ẩm của gỗ sẽ bằng 0%.
- Có 3 mức độ thay đổi màu sắc của gỗ tần bì biến tính là: Màu sáng, màu trung tính và màu đậm:
- Màu sáng: Có màu nâu vàng được xử lý ở nhiệt độ khoảng 180°C.
- Màu trung tính: Có màu nâu được xử lý ở nhiệt độ khoảng 190°C.
- Màu đậm: Có màu nâu sẫm được xử lý ở nhiệt độ khoảng 200°C.
- Giai đoạn làm mát và điều hòa:
Sau khi quá trình biến tính hoàn thành nhiệt độ sẽ được giảm xuống còn khoảng 70 đến 80°C bằng cách phun nước, sau khi hoàn tất quá trình sấy biến tính, độ ẩm của gỗ được điều chỉnh về khoảng 4 – 6%.
Bước 5: Kết thúc quá trình biến tính
Chờ nhiệt độ buồng sấy giảm đến khoảng 70°C thì mở lò, đưa sản phẩm gỗ đã được biến tính ra ngoài chờ 1 – 2 tiếng (chờ gỗ nguội) để kiểm tra chất lượng.
* Lưu ý: Gỗ đã kết thúc quá trình biến tính nhưng thời gian để gỗ ổn định để đưa vào sản xuất là sau 5 ngày.
Ưu điểm và ứng dụng của gỗ tần bì biến tính
Ưu điểm của gỗ tần bì biến tính
Ưu điểm của gỗ tần bì biến tính. Gỗ tần bì biến tính mang lại nhiều ưu điểm, bao gồm:
- Độ bền cao: Gỗ tần bì biến tính thường có độ bền cao hơn gỗ tần bì chưa biến tính. Quá trình xử lý và biến tính giúp tăng khả năng chống mối mọt mốc mục.
- Màu sắc và kiểu dáng: Gỗ tần bì sau khi biến tính có thể làm thành các sản phẩm có kiểu dáng đa dạng và mang lại hiệu ứng màu sắc tự nhiên thuận tiện cho việc thiết kế.
- Khả năng chống cong vênh: Gỗ tần bì biến tính ít co ngót hơn và ít dễ cong vênh khi tiếp xúc với các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, ánh sáng mặt trời hay thay đổi nhiệt độ.
- Bảo vệ môi trường: Việc sử dụng gỗ tần bì biến tính đã qua xử lý để sản xuất sản phẩm giúp giảm thiểu việc khai thác gỗ tự nhiên và bảo vệ môi trường.
- Mức giá hợp lý: Gỗ tần bì biến tính có mức giá phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, đem lại giá trị tốt cho tiền bạc của họ.
Ứng dụng của gỗ tần bì biến tính
Với các đặc tính được nêu trên thì gỗ tần bì biến tính được sử dụng thay thế cho các vật liệu gỗ tự nhiên, nhựa, được ứng dụng cho cả trong nhà và ngoài trời. Gỗ tần bì biến tính có trọng lượng nhẹ nên thích hợp đóng trần nhà, kèo, lam mái, nội thất. Và nó còn hạn chế thấm hút nước nên được sử dụng làm ván sàn trong nhà, sàn ngoài trời, hàng rào…
Trong một thời đại khi chúng ta đặt sự bền bỉ và bảo vệ môi trường lên hàng đầu, gỗ tần bì biến tính đang trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp gỗ và xây dựng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một cách đủ rõ về gỗ tần bì biến tính là gì và các thông tin thú vị khác về loại gỗ này.
Xem thêm: