Các loại gỗ biến tính tại Javideco – Dona

Gỗ tự nhiên là gì? Phân loại 8 nhóm gỗ tự nhiên? Loại nào dùng để sản xuất gỗ biến tính

Gỗ tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất nội thất và xây dựng, đem lại không gian ấm cúng và đẹp mắt. Trong bối cảnh này, việc hiểu rõ về đặc tính và phân loại gỗ tự nhiên, đặc biệt là khả năng sử dụng chúng để sản xuất gỗ biến tính, là một chủ đề quan trọng. Hãy cùng khám phá những điều này để có cái nhìn tổng quan về phân loại gỗ tự nhiên qua 8 nhóm và loại gỗ dùng làm gỗ biến tính nhé.

Gỗ tự nhiên là gì?

Gỗ tự nhiên không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật của tự nhiên mà còn là một loại vật liệu xây dựng vô cùng quan trọng trong đời sống. Gỗ tự nhiên có đặc tính như sự ổn định, đẹp mắt và có thể gia công chế biến thành nhiều hình thù, nhiều sản phẩm khác nhau. Sự đa dạng của gỗ tự nhiên không chỉ thể hiện ở ngoại hình mà còn ở đặc tính của gỗ, cùng tìm hiểu phân loại gỗ tự nhiên qua 8 nhóm ngay sau đây nhé!

Gỗ tự nhiên là một trong những vật liệu xây dựng quan trọng trong đời sống

Phân loại gỗ tự nhiên: 8 nhóm gỗ tự nhiên

Nhóm I: Gỗ quý

Phân loại gỗ tự nhiên đầu tiên là gỗ quý nhóm I, nhóm gỗ này thường có vân thớ phức tạp, màu sắc đẹp và đa dạng. Ngoài ra, chúng thường mang theo hương thơm đặc trưng và có độ bền cao, điều này làm tăng giá trị kinh tế của gỗ nhóm I. Gỗ thuộc nhóm I có thể kể đến như Gỗ Hồng Đào với vân gỗ phức tạp và Gỗ Gụ với độ cứng và độ bền nổi bật, ngoài ra các còn nhiều loại khác như: Gỗ Cẩm Lai, Gỗ Cẩm Thị, Gỗ Gõ Đỏ,…

Gỗ Cẩm Lai là gỗ thuộc nhóm I với vân gỗ đẹp và bắt mắt

Nhóm II: Gỗ nặng, cứng

Nhóm này tập trung vào các loại gỗ tự nhiên có đặc tính cứng và có tỷ trọng lớn, tạo nên sức chịu lực cao. Gỗ Lim hay Gỗ Căm Xe là những ví dụ tiêu biểu. Chúng thường được sử dụng trong xây dựng các công trình cần độ bền và sự chịu lực cao như làm sàn gỗ, ốp vách, trang trí,…

Gỗ Căm Xe là ví dụ tiêu biểu của gỗ nhóm II với đặc tính cứng, chịu lực cao

Nhóm III: Gỗ nhẹ và mềm

Gỗ nhóm này nhẹ hơn so với nhóm II và nhóm I, nhưng vẫn giữ được sức bền và sức chịu lực đáng kể. Có thể kể đến là Bằng Lăng Nước hay Cà Chắc, thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi tính linh hoạt và khả năng chịu lực, dù giá rẻ hơn nhưng gỗ nhóm III có tính bền cao tương đương gỗ nhóm II.

Gỗ cây Cà Chắc, gỗ nhẹ và mềm nhưng vẫn có sức bền đáng kể

Nhóm IV: Thớ mịn, dễ gia công

Phân loại gỗ tự nhiên tại nhóm này thường có thớ mịn, làm cho chúng dễ chế biến và gia công. Gỗ Tần Bì và Cà Duối thuộc nhóm này, với đặc tính thuận lợi cho gia công, gỗ nhóm IV thường được ưa chuộng dùng làm nội thất.

Gỗ Tần Bì, gỗ nhóm IV có thớ mịn, dễ gia công

Nhóm V: Gỗ có tỷ trọng trung bình

Phân loại gỗ tự nhiên nhóm V chủ yếu bao gồm các loại gỗ có tỷ trọng trung bình, tuy nhiên độ bền khá cao, khả năng chịu ẩm, chống mài mòn cũng rất tốt, thích hợp cho việc xây dựng và đóng đồ đạc nội thất. Gỗ Giẻ Sồi và Dầu là những ví dụ điển hình cho gỗ nhóm V.

Gỗ Giẻ Sồi với độ bền khá cao, phù hợp cho việc đóng đồ nội thất

Nhóm VI: Gỗ nhẹ và dễ gia công

Gỗ nhóm VI là nhóm gỗ nhẹ, dễ chế biến gia công, thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu tính linh hoạt và sự dễ dàng gia công, khả năng chống chịu của gỗ nhóm VI là khá thấp, dễ bị sâu mọt và dễ hư hại do tác động của ngoại lực. Gỗ Đước và Bạch Đàn Trắng là những đại diện tiêu biểu.

Gỗ Đước là gỗ nhóm VI với đặc tính nhẹ, dễ gia công chế biến

Nhóm VII: Gỗ nhẹ, chịu lực kém

Gỗ nhóm này thường nhẹ và có sức chịu lực kém. Phân loại gỗ tự nhiên gỗ nhóm VII có thể kể đến như Gỗ Sồi Trắng và Gỗ Thung, gỗ nhóm này thường thích hợp cho các ứng dụng như nội thất nhẹ nhàng hay làm đồ trang trí.

Gỗ nhóm VII nhẹ và chịu lực kém, Sồi Trắng là một ví dụ điển hình

Nhóm VIII: Gỗ nhẹ, chịu lực rất kém

Nhóm gỗ này thường có sức chịu lực rất yếu và khả năng bị mối mọt cao. Gỗ Cao Su và Gỗ Bồ Đề là những ví dụ. Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng nhẹ nhàng, không yêu cầu sức chịu lực lớn, không phù hợp dùng trong môi trường dễ bị mối mọt và có độ ẩm cao.

Gỗ Cao Su, loại gỗ nhóm VIII với khả năng chống chịu kém

Loại gỗ dùng để sản xuất gỗ biến tính

Thông thường, phân loại gỗ tự nhiên nhóm IV sẽ được dùng để sản xuất ra gỗ biến tính, cụ thể tại Javideco – Dona, Gỗ Tần Bì và Gỗ Thông thường được lựa chọn để sử dụng làm gỗ biến tính. Đặc điểm của loại gỗ này có thớ mịn và dễ chế biến, gia công, giúp quá trình biến tính trở nên hiệu quả.

Gỗ Thông và Gỗ Tần Bì được chọn lựa nguồn đầu vào để biến tính cần đạt các tiêu chuẩn khắt khe như:

  • Độ ẩm gỗ: Không quá 10% đối với Gỗ Tần Bì và không quá 12% đối với Gỗ Thông.
  • Quy cách gỗ: Cùng độ dày (25~65mm), dài không quá 6m.
Gỗ Thông và Gỗ Tần Bì thường được dùng làm gỗ biến tính

Trong thế giới đa dạng của gỗ tự nhiên, sự hiểu biết về đặc tính và phân loại gỗ tự nhiên là cần thiết. Ngoài ra, kiến thức về loại gỗ được dùng để sản xuất gỗ biến tính cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những kiến thức cần thiết trước khi đưa ra quyết định chọn loại gỗ phù hợp cho dự án thiết kế, xây dựng của mình.

Sản phẩm liên quan: