Trong xã hội hiện đại, ngành công nghiệp gỗ không ngừng phát triển và đem đến những đổi mới đáng kinh ngạc. Một trong những xu hướng nổi bật là sự ra đời của gỗ biến tính. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn khám phá và hiểu rõ hơn gỗ biến tính là gì cùng với các loại gỗ biến tính phổ biến, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong xây dựng, trang trí nội thất và các ngành công nghiệp khác. Cùng bắt đầu tìm hiểu nhé!
Nguồn gốc gỗ biến tính
Ở Việt Nam, gỗ biến tính còn khá mới mẻ và có rất ít người biết đến. Do ít phổ biến như vậy nên cũng không nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm này ở Việt Nam. Gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên vẫn rất cao. Để đáp ứng nhu cầu gỗ trong hiện tại và tương lai với chiến lược phát triển bền vững, gỗ biến tính đã ra đời. Gỗ biến tính thông qua một biện pháp xử lý gỗ giúp cải thiện được tính ổn định, tính bền và ứng dụng đa dạng hơn của gỗ.
Gỗ biến tính nhiệt được sản xuất đầu tiên vào những năm 1930 bởi các nhà khoa học Đức là Stamm và Hansen. Đến năm 1940 nghiên cứu được thực hiện bởi nhà khoa học người Mỹ White. Năm 1950, gỗ biến tính tiếp tục được nghiên cứu bởi Bavendam, Runkel và Buro. Vào đầu những năm 90, VTT (Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật của Phần Lan) tiếp tục cải tiến nghiên cứu về cách xử lý nhiệt và phát triển phương pháp Thermowood.
Gỗ biến tính là gì? Quy trình sản xuất gỗ biến tính
Gỗ biến tính là gì?
Gỗ biến tính (hóa học, nhiệt, ngâm tẩm) đại diện cho một loạt các quy trình sáng tạo được áp dụng để cải thiện các đặc tính vật lý, cơ học hoặc thẩm mỹ của gỗ xẻ, ván lạng hoặc các thành phần gỗ được sử dụng trong sản xuất vật liệu tổng hợp gỗ. Quá trình này tạo ra một loại vật liệu có thể được xử lý vào cuối vòng đời của sản phẩm mà không gây ra bất kỳ mối nguy hại nào cho môi trường hơn những nguy cơ liên quan đến việc xử lý gỗ chưa biến tính.
Gỗ biến tính liên quan đến tác động của một tác nhân hóa học, sinh học hoặc vật lý lên vật liệu, dẫn đến việc nâng cao đặc tính mong muốn trong suốt thời gian sử dụng của gỗ đã biến tính. Bản thân gỗ đã biến tính phải không độc hại trong các điều kiện sử dụng và hơn nữa, không được giải phóng bất kỳ chất độc hại nào trong quá trình sử dụng hoặc khi hết tuổi thọ, sau khi xử lý hoặc tái chế gỗ đã biến tính.
Quy trình sản xuất gỗ biến tính
Quy trình làm biến tính gỗ là một quá trình phức tạp và cần sự chú trọng từng bước. Có nhiều phương pháp biến tính gỗ khác nhau để làm biến tính gỗ, nhưng phổ biến nhất là sử dụng nhiệt độ để biến tính gỗ. Trong quá trình này, gỗ sẽ trải qua những thay đổi cấu trúc và tính chất, giúp nâng cao hiệu suất sử dụng và giảm thiểu tác động của điều kiện môi trường lên gỗ.
Các loại gỗ biến tính bằng cách xử lý nhiệt
Đã hiểu được gỗ biến tính là gì, cùng tìm hiểu tiếp về các loại gỗ biến tính nhiệt nhé.
Hiện nay, gỗ biến tính đang phân thành hai lớp xử lý nhiệt khác nhau, dựa trên loại gỗ và tính chất của chúng. Loại gỗ cứng và gỗ mềm có những đặc điểm riêng, và do đó, quá trình xử lý của chúng cũng khác biệt. Cụ thể, gỗ biến tính được chia thành hai lớp xử lý nhiệt chính là Thermo – S và Thermo – D.
Gỗ biến tính Thermo-S
Gỗ biến tính loại Thermo-S, với “S” viết tắt của “stability” (nghĩa là “ổn định”), nổi bật với tính chất ổn định, cùng với ngoại hình, đây là một đặc điểm quan trọng mà người sử dụng quan tâm trong các ứng dụng sử dụng sản phẩm từ loại gỗ này. Độ ẩm trung bình của gỗ Thermo-S thường duy trì ở mức từ 6 đến 8%. Loại gỗ này được phân loại là gỗ bền theo tiêu chuẩn EN113, điều này có nghĩa rằng khả năng chống phân huỷ tự nhiên của nó đáp ứng yêu cầu của nhóm III theo tiêu chuẩn này.
Các ứng dụng được đề xuất cho gỗ được xử lý nhiệt lớp Thermo-S:
Thermo-S gỗ mềm | Thermo-S gỗ cứng |
– Khung công trình. – Vật liệu trang trí nội thất trong điều kiện khô ráo. – Đồ đạc cố định trong điều kiện khô ráo. – Đồ nội thất. – Đồ ngoại thất sân vườn. – Băng ghế phòng xông hơi. – Linh kiện cửa và cửa sổ. |
– Vật liệu trang trí. – Đồ đạc cố định. – Đồ nội thất. – Sàn nhà. – Phòng tắm xông hơi. – Ngoại thất sân vườn. |
Gỗ biến tính Thermo-D
Gỗ biến tính Thermo-D, với “D” viết tắt của “durability” (nghĩa là “độ bền”), đặc trưng bởi tính chất độ bền, đây là một đặc điểm quan trọng mà người sử dụng quan tâm trong các ứng dụng sử dụng sản phẩm từ loại gỗ này. Độ ẩm trung bình của gỗ Thermo-D thường duy trì ở mức từ 5 đến 6%. Loại gỗ này được phân loại là gỗ bền theo tiêu chuẩn EN113, có nghĩa rằng khả năng chống phân huỷ tự nhiên của nó đáp ứng yêu cầu của nhóm II theo tiêu chuẩn này.
Các ứng dụng được đề xuất cho gỗ được xử lý nhiệt lớp Thermo-D:
Thermo-D gỗ mềm | Thermo-D gỗ cứng |
– Ốp vách. – Cửa ngoài. – Cửa chớp. – Công trình ngoài trời. – Phòng xông hơi và nội thất phòng xông hơi. – Sàn nhà. – Nội thất dùng được ngoài trời. |
– Vật liệu trang trí. – Đồ đạc cố định. – Đồ nội thất. – Sàn nhà. – Phòng tắm xông hơi. – Ngoại thất sân vườn. (Ứng dụng giống với Thermo-S nhưng màu sắc của gỗ biến tính Thermo-D sẽ tối hơn) |
Ưu điểm và hạn chế của gỗ biến tính
Đã hiểu được gỗ biến tính là gì? Tiếp theo sẽ cùng tìm hiểu về ưu điểm và hạn chế của gỗ biến tính.
Ưu điểm của gỗ biến tính
Gỗ biến tính mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, có thể kể đến như:
- Tính ổn định cao, giúp sản phẩm gỗ giữ nguyên hình dạng và kích thước trong môi trường có độ ẩm biến đổi.
- Khả năng hạn chế mối mọt và mục hiệu quả, nâng cao tuổi thọ và giảm nguy cơ bị hư hỏng bởi côn trùng và nấm mốc.
- Chống cong vênh và co ngót, giúp duy trì độ bền và ổn định của sản phẩm gỗ trong điều kiện thay đổi của môi trường.
- Khả năng hạn chế nấm mốc, bảo vệ không gian sống khỏi các tác động có hại của nấm mốc trong môi trường ẩm.
- Sử dụng gỗ biến tính góp phần bảo vệ môi trường do độ bền của nó. Ngoài ra, gỗ đầu vào tại Javideco – Dona dùng để biến tính được nhập khẩu từ dự án rừng bền vững với giấy tờ rõ ràng.
Nhược điểm của gỗ biến tính
Mặc dù có nhiều ưu điểm, gỗ biến tính cũng đi kèm với một số hạn chế:
- Giá thành cao hơn so với gỗ tự nhiên, do quá trình làm biến tính đòi hỏi sử dụng công nghệ cao.
- Đôi khi, quá trình làm biến tính có thể làm thay đổi màu sắc và mùi của gỗ, làm mất đi một số đặc trưng tự nhiên của nó.
- Gỗ đã bị biến đổi tính chất, nên gỗ sẽ cứng dẫn đến khó uốn cong và giòn hơn, việc đóng đinh cũng khó khăn hơn, nên ưu tiên bắt vít khi thi công gỗ biến tính.
Ứng dụng của gỗ biến tính
Sử dụng trong xây dựng và trang trí nội thất
Gỗ biến tính được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng và trang trí nội thất:
- Cửa, cánh cửa, và các bề mặt gỗ biến tính được sử dụng trong các công trình xây dựng và cải tạo, đảm bảo tính ổn định và bền bỉ hơn trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Sàn nhà và sàn gỗ biến tính giúp tăng tính chịu lực và giảm tác động của thay đổi độ ẩm, giúp không gian sống luôn đẹp và thoải mái.
- Tủ, ghế, bàn và các sản phẩm nội thất khác từ gỗ biến tính mang lại sự độc đáo và sang trọng cho không gian sống, đồng thời bảo đảm tính bền bỉ và hạn chế mối mọt, nấm mốc.
Ứng dụng trong công nghệ và ngành công nghiệp
Hiểu được gỗ biến tính là gì? Cùng tìm hiểu thêm về ứng dụng của gỗ biến tính nhé:
- Gỗ biến tính dẻo được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm nội thất và đồ dùng gia đình có hình dạng đa dạng và độ cong linh hoạt.
- Gỗ biến tính được sử dụng làm sàn ô tô, giúp giảm trọng lượng phương tiện và nâng cao hiệu suất vận hành.
- Công nghệ gỗ biến tính còn được áp dụng trong việc chế tạo các sản phẩm gỗ công nghiệp, tạo ra những vật liệu mới có tính chất đặc biệt phù hợp với nhu cầu công nghiệp.
Kết luận
Như vậy, gỗ biến tính là một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp gỗ hiện đại. Qua quá trình làm biến tính, gỗ được nâng cao tính ổn định và chống lại các tác động của môi trường. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về gỗ biến tính là gì và những ứng dụng đa dạng của nó trong cuộc sống!
Xem thêm:
- Các loại gỗ biến tính tại Javideco – Dona: Đặc tính và ứng dụng của từng loại
- Gỗ thông biến tính là gì? Ưu điểm và ứng dụng
- Cách chọn ván sàn gỗ biến tính phù hợp cho ngôi nhà của bạn
Sản phẩm liên quan: